Trong xã hội hiện đại, tiếng Anh giao tiếp hằng ngày không còn là một kỹ năng dành riêng cho học sinh hay người đi làm, mà đã trở thành một công cụ thiết yếu đối với tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Việc có kiến thức và kỹ năng về tiếng Anh giao tiếp giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận nguồn tri thức khổng lồ từ Internet, kết nối với bạn bè quốc tế, tự tin khi đi du lịch, tham gia các hoạt động cộng đồng toàn cầu hay đơn giản là hiểu lời bài hát, có thể xem những bộ phim mình yêu thích mà không cần đọc phụ đề. Đặc biệt, trong thời đại hội nhập, giao tiếp được bằng tiếng Anh mở ra rất nhiều cơ hội học tập, việc làm và phát triển bản thân.
Không chỉ là công cụ giao tiếp, việc rèn luyện tiếng Anh mỗi ngày còn mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sự phát triển của não bộ. Khi học và sử dụng một ngôn ngữ mới, đặc biệt là trong giao tiếp hằng ngày, não bộ phải liên tục ghi nhớ từ vựng, cấu trúc câu và ngữ cảnh sử dụng – từ đó giúp cải thiện khả năng ghi nhớ và khả năng tập trung. Đồng thời, việc chuyển đổi linh hoạt giữa hai ngôn ngữ giúp kích thích tư duy đa chiều, nâng cao sự linh hoạt trong suy nghĩ và phản xạ nhanh trong xử lý thông tin. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người thường xuyên sử dụng ngoại ngữ có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn và duy trì trí nhớ lâu dài hơn. Vì vậy, học tiếng Anh không chỉ phục vụ cho nhu cầu giao tiếp mà còn là một cách rèn luyện trí não hiệu quả, đặc biệt quan trọng trong bối cảnh xã hội đòi hỏi sự thích ứng nhanh và tư duy nhạy bén như hiện nay.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều người dù đã hoàn tất chương trình tiếng Anh ở bậc phổ thông, thậm chí cả đại học, vẫn gặp không ít khó khăn trong việc sử dụng tiếng Anh một cách hiệu quả. Không ít người cảm thấy lúng túng khi đọc tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh, hoặc không thể nghe hiểu khi xem phim, nghe nhạc hay giao tiếp với người bản ngữ. Điều này cho thấy rằng phương pháp học và cách tiếp cận đóng vai trò quan trọng trong việc làm chủ ngôn ngữ này.
Thầy Hoàng cũng từng trải qua những khó khăn tương tự khi mới bắt đầu học tiếng Anh vào những năm lớp 6, lớp 7. Tuy nhiên, qua thời gian và sự nỗ lực không ngừng, thầy đã tự mình tìm ra những phương pháp học tập hiệu quả, giúp vượt qua trở ngại và dần chinh phục ngôn ngữ này. Hiện nay, thầy có thể đọc hiểu tài liệu chuyên ngành, xem phim và nghe nhạc tiếng Anh không cần phụ đề, cũng như tự tin giao tiếp với người nước ngoài.
Khác với phần lớn giáo viên chuyên ngành tiếng Anh – những người dành phần lớn thời gian, thậm chí cả sự nghiệp của mình chỉ để học và giảng dạy tiếng Anh – việc họ sử dụng tiếng Anh thành thạo là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, cũng chính vì có quá nhiều thời gian tiếp cận với ngôn ngữ này, nên đôi khi các phương pháp mà họ áp dụng lại không tối ưu về mặt hiệu quả, đặc biệt đối với những người không chuyên, vốn cần học tiếng Anh để phục vụ công việc chính chứ không phải để trở thành chuyên gia ngôn ngữ.
Thầy Hoàng thì khác. Xuất phát điểm của thầy không phải từ ngành ngôn ngữ, mà giống như đa số chúng ta – cần tiếng Anh như một công cụ hỗ trợ cho chuyên môn, công việc và đời sống. Chính vì vậy, thay vì học theo cách kéo dài, dàn trải như những người chuyên ngành là tiếng Anh, thầy buộc phải tìm ra những phương pháp học tiếng Anh thực sự hiệu quả, tiết kiệm thời gian tối đa nhưng vẫn đạt được kết quả rõ rệt. Qua quá trình thử nghiệm và đúc kết từ chính trải nghiệm cá nhân, thầy Hoàng đã xây dựng được một lộ trình học tiếng Anh thực tế, tinh gọn, phù hợp với những người bận rộn và không chuyên, giúp họ từng bước làm chủ ngôn ngữ này một cách thông minh và bền vững.
Là một người luôn tâm huyết với việc đồng hành và hỗ trợ người học trên hành trình chinh phục tiếng Anh, thầy Hoàng không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ của bản thân, đồng thời tích cực tìm hiểu thêm các ngôn ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha và nhiều ngoại ngữ khác. Việc chủ động học thêm những ngôn ngữ mới không chỉ nhằm mở rộng kiến thức cá nhân, mà quan trọng hơn, giúp thầy thấu hiểu sâu sắc hơn cảm giác, tâm lý và những khó khăn mà người học thường gặp phải khi bắt đầu tiếp cận một ngôn ngữ mới.
Thông qua trải nghiệm thực tế khi học những ngôn ngữ khác với vai trò của một “người mới học”, thầy Hoàng có thể quan sát, phân tích và đúc kết được những rào cản phổ biến trong quá trình học ngoại ngữ, từ đó xây dựng lộ trình học tập hợp lý và hiệu quả hơn. Những trải nghiệm này giúp thầy không ngừng hoàn thiện phương pháp giảng dạy, đưa ra những chiến lược học tiếng Anh thiết thực, phù hợp với trình độ và nhu cầu thực tế của từng người học. Nhờ vậy, học sinh của thầy không chỉ vượt qua nỗi sợ khi học ngoại ngữ, mà còn từng bước đạt được sự tự tin và tiến bộ rõ rệt trong quá trình học tiếng Anh giao tiếp.